CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022.
Normal
0
false
false
false
en-VN
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
line-height:150%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:14.0pt;
mso-bidi-font-size:12.0pt;
font-family:”Calibri”,sans-serif;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman (Body CS)”;}
Trong đó, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên đứng đầu trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022, còn CTCP Tập đoàn Hoà Phát xếp thứ nhất trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Thống kê từ bảng xếp hạng VNR500 năm 2022 cho thấy hầu hết các ngành đều có sự sụt giảm về doanh thu so với bảng xếp hạng năm ngoái. Điểm sáng lớn nhất đến từ hoạt động bán lẻ với tổng mức tăng trưởng doanh thu lên tới 120%.
Bên cạnh đó, bảng xếp hạng cũng ghi nhận sự phục hồi của hoạt động vận tải – logistics trong bối cảnh kinh tế mở cửa trở lại và sự vươn lên của các ngành khoáng sản, xăng dầu và thép nhờ được hưởng lợi từ giá dầu, giá thép tăng cao trong giai đoạn vừa qua.
Xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp trong bảng xếp hạng VNR500 năm nay, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm mạnh so với năm ngoái, từ mức 16,4% xuống còn 11,2%.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ghi nhận mức tăng xét trên tổng thể toàn bảng xếp hạng nhưng lại có sự phân hóa đáng kể nếu xét theo từng khu vực kinh tế.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ghi nhận hiệu quả sử dụng tài sản tốt hơn so với hai khu vực còn lại, đạt 8,4%. Các doanh nghiệp FDI cũng bước đầu có được kết quả tích cực từ các khâu kiểm soát chi phí, từ đó gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ mức 8,1% lên 8,5%.
Khu vực kinh tế tư nhân ghi nhận sự cải thiện đáng kể với mức tăng vượt cả trước đại dịch. Cụ thể, ROA từ 4,3% lên 5,4%, ROS từ 5,2% lên 6,5%. ROE tuy chưa quay trở lại mức trước đại dịch nhưng là khu vực có tỷ suất hiệu quả cao nhất, đạt 15,2%. Khu vực kinh tế nhà nước ghi nhận chỉ tiêu đều suy giảm, chỉ số ROE ở mức âm 8%.
Khó khăn còn ở phía trước
Theo Vietnam Report, trong thời gian tới, doanh nghiệp vừa phải tiếp tục đối mặt với những hậu quả từ đại dịch gây ra, vừa phải xử lý những khó khăn mới từ giá cả hàng hoá, vật tư, nguyên liệu tăng cao và rủi ro chuỗi cung ứng.
Ngoài ra độ mở của nền kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới là rất lớn, những dự báo nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn suy thoái, lạm phát tăng cao sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Kết quả khảo sát của Vietnam Report ghi nhận, khó khăn cộng đồng các doanh nghiệp VNR500 đang gặp phải bao gồm: Biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành; rủi ro từ chuỗi cung ứng; sức ép đến từ tỷ giá gia tăng; nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm.
Trong đó, biến động giá năng lượng và nguyên vật liệu đầu vào là khó khăn hàng đầu mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt. 9 tháng đầu năm chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Đáng chú ý, chỉ số nhập khẩu cũng tăng rất cao đạt mức 10,7% so với cùng kỳ 2021, trong đó nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất chiếm 90%. Việc phụ thuộc quá vào nhập khẩu đã khiến các doanh nghiệp gặp phải trở ngại rất lớn đến từ giá nguyên liệu sản xuất.
Theo khảo sát của Vietnam Report, 78,8% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng lên đối với chi phí nguyên vật liệu, trong đó có đến 19,7% số doanh nghiệp báo cáo khoản chi này đã tăng lên đáng kể. Gần 50% số doanh nghiệp dự báo tình trạng này còn tiếp diễn đến cuối năm 2023, thậm chí, có đến 38% số doanh nghiệp cho rằng còn kéo dài sau năm 2023.
Bên cạnh những lo ngại về chính trị, sự bất ổn về tình hình tài chính – tiền tệ trên thế giới cũng tác động không nhỏ tới cộng đồng doanh nghiệp Việt bởi độ mở của nền kinh tế cao tới 200% GDP trong khi sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Triển vọng nào cho doanh nghiệp?
Theo thống kê, GDP thực tế quý III/2022 của Việt Nam tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Vietnam Report cho rằng, con số này có khả năng đạt mức đỉnh tăng trưởng trong thời gian tới, một phần do sự nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và việc mở cửa lại biên giới.
Tuy nhiên, các tác động này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tăng trưởng GDP sẽ nhanh chóng vượt qua đỉnh điểm. Với chính sách tiền tệ thắt chặt trong nước và nhu cầu toàn cầu có xu hướng giảm dần, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ chậm dần đều vào năm 2023.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẵn sàng tăng lãi suất lên 4,5% vào cuối năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục chịu áp lực phải thắt chặt chính sách nhằm đảm bảo ổn định tiền tệ và tài chính.
Lạm phát gia tăng có thể sẽ thúc đẩy ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất. Lạm phát đã được kiềm chế trong suốt phần lớn năm 2022, nhưng hiện đang tiệm cận mục tiêu của NHNN là 4,0%, gần đây nhất đã tăng tốc từ 2,9% so với cùng kỳ vào tháng 8 lên 3,9% vào tháng 9.
Lạm phát có khả năng sẽ tăng hơn nữa trong những tháng tới và được dự báo đạt đỉnh vào quý II/2023. Với dấu hiệu suy giảm của kinh tế toàn cầu vào năm tới, nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu nhiều sức ép.
Nhiều chuyên gia kinh tế ở Fitch, EIU cũng cho rằng, việc tiếp tục mở rộng lĩnh vực sản xuất theo định hướng xuất khẩu sẽ tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế vào năm 2023, nhưng sự suy thoái tại các thị trường điểm đến chính sẽ hạn chế tốc độ mở rộng nền kinh tế, ngay cả khi Việt Nam tiếp tục gia tăng tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu.
Một số ngành kinh tế được dự báo có tiềm năng tăng trưởng đột phá trong năm 2023 bao gồm: Viễn thông – Công nghệ thông tin; Du lịch – Giải trí; Vận tải – Logistics.
Ngược lại, các ngành phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu như Thủy sản và Dệt may, da giầy có triển vọng tăng trưởng kém hơn. Ngành bất động sản – xây dựng vốn chịu nhiều khó khăn từ đại dịch và chính sách siết tín dụng được dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng.
Tuy nhiên, trong khảo sát các chuyên gia của Vietnam Report tháng 11/2022 dự báo, GDP của Việt Nam sẽ tăng 7,5% vào năm 2022 và tăng 6,4% vào năm 2023.